Ung thư phổi
Pmanth / Chuyện Cấm Cười
Bạn có thể bị ung thư
phổi ngay cả khi bạn không bao giờ hút thuốc. Các nhà khoa học ước
tính rằng trong môi trường khói thuốc ( hút thuốc thụ động) gây ra khoảng 3.000 ca tử
vong do ung thư phổi mỗi năm, trong số những người trưởng thành không hút thuốc ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có hơn 30.000 người Mỹ không bao giờ hút thuốc mà vẫn bị ung thư
phổi mỗi năm.
Trong khi hút thuốc lá có liên quan đến việc ung thư phổi, nhưng nó không phải là nguyên nhân duy nhất của bệnh ung thư phổi. Hoặc những người hít phải khói của kẻ hút thuốc (secondhand smoke),hay do khí Radon, asbestos, hoặc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư khác cũng góp phần rất lớn vào việc phát triển bệnh ung thư phổi. Hơn nữa những chất trên cũng bị nghi ngờ rằng chúng chính là những tác nhân gây ra các loại ung thư khác, bao gồm ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, khí radon
cũng là nguyên nhân thứ hai gây tử vong của bệnh ung thư phổi ở Mỹ. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (American Lung Association) và Cơ quan
Bảo vệ Môi trường (Environmental Protection Agency). Khí radon đi lên qua đất, thấm qua các vết nứt
trong các bức tường của các tòa nhà. Nó cũng có thể xâm nhập,
thông qua lỗ hổng trong các bức tường cách nhiệt, vết nứt trong đường ống cống, (ALA) cho biết khí radon
gây ra 12% các ca tử vong của ung thư phổi mỗi năm tại Hoa Kỳ. Radon là một loại khí mà
bạn không thể nhìn thấy hoặc ngửi thấy mùi, cách duy nhất để phát hiện ra nó là đặt
dụng cụ đo nồng độ radon. Để tìm hiểu trường hợp nào nó phát xuất?
Radon là một trong những chất tự nhiên
của uranium đang được phân hủy trong lòng đất. Ngoài trời, Radon tồn
tại ở nồng độ thấp nên không phải là một vấn đề của sức khỏe. Tuy nhiên trong không gian kín, chẳng hạn như tầng hầm, radon có thể tích lũy và gây ra nhiều vấn
đề nghiêm trọng.
Hút thuốc lá làm tăng
nguy cơ ung thư phổi gấp 10 lần so với người chưa bao giờ hút thuốc. Tuy nhiên, cứ mỗi năm
bạn bỏ hút thuốc lá, bạn cung cấp cho hai lá phổi của bạn một cơ hội thứ hai. Các tế bào sẽ tự sửa chữa. Và sau 10 năm không hút
thuốc, nguy cơ sẽ giảm xuống khoảng 1/3 đến 1/2 trong số người tiếp tục hút thuốc. Ngoài ra, hút thuốc cũng gây
ra các bệnh khác như bệnh khí thũng và bệnh tim.
Thuốc lá chịu trách
nhiệm cho khoảng 80% các trường hợp ung thư phổi (kể cả hút thuốc thụ động). Tuy nhiên, radon là nguyên nhân số 1 của ung thư phổi trong
số những người không hút thuốc bao giờ, theo Cơ quan Bảo vệ môi trường.
Ung thư phổi do di truyền?
Mặc dù vai trò của di truyền trong ung thư phổi không có nhiều, nếu lịch sử gia đình của bạn mắc bệnh ung thư phổi không làm cho bạn bị tăng nguy cơ.
Ung
thư phổi loại di truyền sẽ xảy ra cao hơn ở phụ nữ, (ung thư phổi xảy
ra trước tuổi 60). Một số yếu tố có liên quan đến ung thư phổi di
truyền, bao gồm:
Nguy cơ thứ nhất: Nếu một thành viên đầu tiên trong gia đình (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) bị ung thư phổi sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư phổi. Nguy cơ này nhiều hơn ở phụ nữ và ít hơn cho những người đàn ông mạnh khỏe không hút thuốc.
Nguy cơ thứ hai: (cô, dì, chú, cháu gái hay cháu trai) bị ung thư phổi làm tăng nguy cơ của bạn lên khoảng 30%.
Ung thư phổi và di truyền:
các nghiên cứu cho thấy, những người bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (Non-Small Cell) có nhiều khả năng có một lịch sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi, nếu gia đình bạn đã có người bị ung thư phổi.
Người Mỹ gốc Phi châu có nguy cơ ung thư phổi xuất hiện sớm hơn so với người da trắng.
Các loại ung thư phổi
Ung thư
phổi được chia thành hai loại:
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (Non-Small Cell) và
Ung
thư phổi tế bào nhỏ (Small Cell)
Mỗi loại phát triển và lây lan với tốc độ khác nhau.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (Non-Small Cell): là loại phổ biến nhất của ung thư phổi bao gồm gần 80% của tất cả các trường hợp. Được chia thành ba loại tiểu thể khác nhau.
Ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous cell carcinoma): còn gọi là ung thư biểu mô (epidermoid carcinoma) có nguồn gốc từ các tế bào phẳng, mỏng và đi qua đường hô hấp.
Ung thư biểu mô tế bào lớn (Adenocarcinoma): bắt đầu hình thành trong các tế bào của màng phổi.
Ung thư biểu mô tế bào lớn (Large cell carcinoma): tạo thành một nhóm các tế bào ung thư trông lớn và bất thường dưới kính hiển vi.
Ung thư phổi tế bào nhỏ (Small Cell): chiếm gần 20% của tất cả các trường hợp ung
thư phổi. Nó được kết hợp với các tế bào ung thư kích thước nhỏ hơn so với
hầu hết các tế bào ung thư khác.
Những tế bào này có thể
là nhỏ, nhưng chúng có thể nhanh chóng tái tạo để biến thành những khối u lớn. Kích thước và tốc độ
sinh sản nhanh chóng cho phép chúng dễ lây lan sang các hạch bạch huyết và các cơ
quan khác của cơ thể. Đây là loại ung thư phổi hầu như luôn luôn gây ra bởi hút thuốc lá
hoặc hút thuốc thụ động (secondhand smoke).
Giai đoạn của ung thư phổi
Mỗi loại ung thư phổi có những giai đoạn khác nhau. Bệnh phụ thuộc vào cách ung thư đã tiến triển đến đâu.
Mỗi loại ung thư phổi có những giai đoạn khác nhau. Bệnh phụ thuộc vào cách ung thư đã tiến triển đến đâu.
Đối với ung thư phổi
không phải tế bào nhỏ có 4 giai đoạn.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ:
Giai đoạn 1: ung thư chỉ ở phổi và không có ung thư trong các hạch bạch huyết xung quanh.
Giai đoạn 2: ung thư đã lan tràn đến các hạch bạch huyết gần phổi, hoặc là nó đã không lây lan đến các hạch bạch huyết nhưng lại lan đến khoang ngực, bao phủ bên ngoài của phổi, hoặc bao phủ bên ngoài của trái tim.
Giai đoạn 3: ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết (lymph node) ở phía bên kia hoặc cùng bên của ngực, và có nhiều hơn một khối u trong phổi bị ảnh hưởng, mà chất lỏng xung quanh phổi của bạn có chứa tế bào ung thư hoặc khối u đã phát triển thành một cấu trúc lớn trong ngực của bạn.
Giai đoạn 4: ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể như gan, não và xương.
Ung thư phổi tế bào nhỏ:
Ung thư phổi tế bào nhỏ có 2 giai đoạn.
Giai đoạn hạn chế: ung thư chỉ có thể được nhìn thấy trong phổi, xung quanh các hạch bạch huyết hoặc trong chất lỏng xung quanh phổi.
Giai đoạn mở rộng: ung thư đã lan ra ngoài phổi và đến các khu vực khác của cơ thể. Như ngực, gan hoặc não. Bởi vì ung thư phổi tế bào nhỏ bao gồm các tế bào nhỏ và không phải là một khối u rắn, nó thường không hoạt động, ngoại trừ trong trường hợp hiếm hoi của giai đoạn hạn chế.
Những cách điều trị
Hóa trị, xạ trị và phẫu thuật là các loại điều trị thông thường cho các bệnh nhân ung thư phổi. Ngoài ra còn có các phương pháp y học khác thay thế, chẳng hạn như sử dụng các loại thảo mộc, v...v....
Hóa trị: Điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc tiêu diệt tế bào ung thư và cố gắng để ít gây thiệt hại cho các tế bào bình thường. (Mặc dù nó vẫn có thể giết chết một số tế bào bình thường).
Tác dụng phụ thường gặp của hóa trị bao gồm buồn nôn và ói mửa, rụng tóc, loét miệng, và mệt mỏi.
Bức xạ (hoặc xạ trị): Điều trị bằng X-quang. Không đau, sử dụng chùm năng lượng tập trung cao độ đến khu vực đang được điều trị. Bằng cách giết chết các tế bào ung thư. Nó có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với phẫu thuật hay hóa trị.
Tác dụng phụ thường gặp của xạ trị là đau họng, khô người, khó nuốt, mệt mỏi, da bị thay đổi tại vị trí điều trị và mất cảm giác ngon miệng. Bệnh nhân điều trị bằng bức xạ dẫn tới não có thể bị nhức đầu, da bị thay đổi, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, rụng tóc, hoặc có các vấn đề về trí nhớ và suy nghĩ.
Phẫu thuật: Đối với bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, nếu ung thư đã không lây lan và được giới hạn trong một khối u rắn, sau đó phẫu thuật thường là hình thức phổ biến nhất của điều trị. Tuy nhiên, trong phẫu thuật ung thư phổi tế bào nhỏ không phải là một lựa chọn. (vì nó không phải là một khối u rắn. Khối u tế bào nhỏ, bao gồm các tế bào nhỏ tạo thành một khối trong vùng phổi hoặc ngực.)
Tác dụng phụ phổ biến của phẫu thuật ung thư phổi là đau hoặc yếu ở
ngực, cánh tay và khó thở. (PMANTH - Theo The Beverly Fund & WebMD)
Post a Comment